HSG lớp 9 Thành phố Vinh - Bài 2 - Số gần hoàn hảo
Point: 100.0
Time limit: 1.0s
Memory limit: 250 M
Input: stdin
Output: stdout
Author:  
Problem type
Ngôn ngữ cho phép
C, C#, C++, Java, Pascal, Python, Text

Một số nguyên dương \(X\) được gọi là số “gần hoàn hảo” nếu thỏa mãn điều kiện:

  • \(2\cdot X\le T\), với \(T\) là tổng các ước số dương của \(X\).

Ví dụ số \(12\) là một số “gần hoàn hảo” vì điều kiện \(2\cdot 12\le 1+2+3+4+6+12\) đúng.

Yêu cầu

  • Cho dãy số \(A\)\(N\) phần tử nguyên dương \(A_1,A_2,\ldots,A_N\), hãy kiểm tra xem các phần tử của dãy số \(A\) có phải “gần hoàn hảo” hay không?

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa một số nguyên dương \(N\).
  • Dòng 2 ghi \(N\) số nguyên dương \(A_i\) cách nhau bởi một dấu cách.

Dữ liệu ra

  • In ra \(N\) dòng, dòng thứ \(i\) ghi số \(1\) nếu \(A_i\) là số “gần hoàn hảo”, ngược lại ghi số \(0\), với \(i=\overline{1,N}\)

Ràng buộc

  • \(1\le N<10^6\)
  • \(1\le A_i\le 10^6\)

Subtasks

  • \(15/25\) test với \(N\le 10^3\)
  • \(10/25\) test với \(10^3<N<10^6\)

Ví dụ

Input Output
3
6 16 12
1
0
1